Tìm hiểu cách đặt hợp âm vào bài hát bất kì

Để học và phát triển nhạc lý của mình, ngoài việc học hợp âm hay còn gọi là Gam thì chúng ta cần phải biết cách đặt hợp âm vào bài hát thích hợp

Để phát triển kỹ năng, chúng ta cần phải nhớ vị trí,thứ tự của cá nốt nhạc cho dù nốt đang ở vị trí nào hay bắt đầu từ đâu. Khi nhắc đến một nốt nhạc nào đó, bạn cần phải biết nốt đứng trước và sau là nốt nào? Có như thế bạn mới có thể tiếp tục học tiếp học đàn piano Kawai và phát triển bản thân. Ngoài ra, bạn cũng cần phải biết cách đặt hợp âm vào 1 bài hát bất kì. Ở bài viết này, nhạc cụ Sông Mơ sẽ giúp bạn tìm hiểu cách đặt hợp âm vào bài hát piano tại chỗ thích hợp.

Trước khi tìm hiểu cách đặt hợp âm cho một bài hát, chúng ta sẽ đưa ra một số điều cần phải làm để giúp bạn luyện đôi tai nhạy cảm với âm nhạc nhiều hơn.

Những điều cần làm để luyện đôi tai nhạy cảm hơn khi chơi đàn

– Đầu tiên, bạn cần phải viết tất cả những nốt của các gam khác nhau (âm giai) C, C#, Db, D…; tất cả hợp âm trưởng và hợp âm thứ. Tuy nhiên, bạn không cần phải học thuộc.

– Ghép đôi tất cả các gam song song với nhau

– Viết ra các hợp âm của từng gam một, và đồng thời mỗi hợp âm, bạn cũng hãy viết từng nốt của hợp âm theo mẫu như sau:

Hãy viết từng nốt của mỗi hợp âm

Hãy viết từng nốt của mỗi hợp âm

– Tiếp theo, bạn hãy tìm bản nhạc của bài hát yêu thích và đặt hợp âm cho chúng trên bản nhạc. Bên cạnh đó, chơi đàn và nghe thử hòa âm của mình, sau đó hãy chỉnh sửa.

– Dò nốt của các bản nhạc mà bạn thích nhưng không có bản nhạc, và hãy đặt hòa âm

– Với mỗi bản nhạc đã đặt hòa âm, bạn hãy thử chuyển lên, xuống một vài tông. Ví dụ nốt Đô trưởng, bạn hãy thử chuyển lên mốt Rê, Mi, Fa trưởng, hãy thử chuyển xuống Si, La trưởng …

Những lưu ý trong cách đặt hợp âm vào bài hát

– Tùy theo chủ âm trưởng hay âm thứ mà các hợp âm của hợp âm chủ nhiều hơn. Bên cạnh đó, mỗi bài bắt đầu ở cung La thứ (Am) thì đa số Dm và E7 sẽ đi theo sau. Ba hợp âm này hát đã đời (Am – Dm – E7) sau đó đôi lúc có C- F-G7. Thế nhưng bởi vì chủ âm là La thứ, vì thế mà sau đó thì sẽ phải trở về cụm Am – Dm -E7 để chấm dứt ở Am.

– Đối với các bài nhạc thuần Việt, mỗi ô nhịp hãy sử dụng một hợp âm. Vì vậy thông thường thì mỗi khi hết một ô nhịp, bạn sẽ phải đổi hợp âm.

– Để có thể chuyển đổi hợp âm này sang hợp âm khác mượt mà thì giữa các hợp âm phải có một nốt giống nhau. Ví dụ G chuyển về Dm thì hợp âm G = GBD và Dm = DFA.

– Mỗi bài hát sẽ bắt đầu bằng chủ âm và kết thúc ở ô nhịp cuối bằng chủ âm

Bạn cần biết cách đặt các hợp âm vào bản nhạc tại chỗ thích hợp

Bạn cần biết cách đặt các hợp âm vào bản nhạc tại chỗ thích hợp

Bạn chỉ cần nhìn vào nốt trong các ô nhịp thì biết ngay ô nhịp đó thuộc hợp âm gì khi nắm vững kiến thức căn bản. Trong trường hợp mới quen thì bạn cần phải tập như sau:

– Bạn cần phải tìm một bản ghi những hợp âm căn bản cho đàn.

– Sử dụng đàn đánh trải các tổ hợp hợp âm trên (3 hay 6) thật thuần thục để quen tai

– Bắt đầu từ chủ âm ở ô nhịp đầu tiên, hát ô nhịp kế tiếp và so sánh với 3 hay 6 hợp âm trên để xem thử hợp âm nào thuận tai hơn.

Xem thêm: Các kỹ năng học đàn piano nâng cao từ A đến Z

Hãy thực hiện theo đúng các lời khuyên trên và tránh chuyển hợp âm lung tung, các bạn sẽ có thể biết cách đặt hợp âm vào 1 bài hát đúng cách. Chúc các bạn thành công.