Cách bảo quản và vệ sinh đàn guitar cũ đúng cách

Bạn sở hữu một cây guitar, bạn cũng thường xuyên lau sạch bụi và các vết bẩn điều đó là rất tốt nhưng chưa đủ để đảm bảo cho cây guitar của bạn luôn như mới. Ngoài việc vệ sinh thì bảo quản đàn guitar cũ đúng cách cũng là cách đơn giản nhất giúp bạn giữ gìn và bảo quản tốt cây đàn guitar của mình.

Cách đơn giản nhất để bảo quản cây đàn guitar dành cho thành viên chuyên và không chuyên là vệ sinh bụi bẩn trên đàn. Và trên hết, vệ sinh bụi bẩn trên đàn không chỉ giúp cho cây đàn guitar của bạn luôn trong tình trạng sạch, sáng bóng mà còn nâng cao tuổi thọ của cây guitar.

Tuy việc vệ sinh bụi bẩn cho đàn guitar khá đơn giản như việc lau dọn phòng, nhà, nhưng chúng ta cũng cần có những lưu ý để đảm bảo cây đàn guitar của mình sạch mà vẫn đảm bảo chất lượng. Bài viết sau sẽ tổng quan hướng dẫn làm vệ sinh bụi bẩn trên đàn guitar như sau:

Bụi bẩn là một phần của môi trường và luôn tồn tại xung quanh chúng ta, Cây đàn Guitar của bạn chắc chắn sẽ bị rất nhiều bụi bẩn đó bám lại dù bạn thường xuyên chơi.

Bụi sẽ dễ dàng bị loại bỏ với một miếng vải khô hay khăn lau, nhưng khi nó trộn với mồ hôi sẽ trở thành bụi bẩn. Bụi bẩn có thể bám vào các bề mặt, các bộ phận trên cây đàn, hãy đặc biệt lưu tâm như sau:

+ Trên dây đàn: Các loại chất nhờn tự nhiên từ tay bạn sẽ dính lên dây mỗi khi chơi. Theo thời gian, những loại dầu này sẽ ăn mòn các vật liệu của dây và tạo ra một sự tích tụ chất bẩn. Bụi bẩn trên dây làm cho dây bị ăn mòn nhanh hơn bình thường. Nó làm giảm chất lượng âm thanh của tiếng đàn.

=> Cách tốt nhất để chống lại các mối đe dọa do bụi bẩn tích tụ là lau dây đàn sau mỗi buổi chơi. Chamois (phát âm là “Shammy”) là một công cụ rất tốt để lau dây vì nó có hiệu quả với một miếng vải đánh bóng hoặc một miếng vải cotton sạch. Nới lỏng dây đàn và lau dây đàn bằng cách túm miếng vải bằng ngón tay trỏ và ngón cái, vuốt nhẹ từ trên xuống dưới. Lau khô toàn bộ bề mặt của dây đàn.

+ Vệ sinh bề mặt: Bề mặt một cây đàn guitar là chủ yếu là gỗ. Khi bạn đã thổi bay phần lớn bụi bẩn, lau nhẹ nhàng guitar cho đến khi sạch hết bẩn

=> Để lau sạch những vết bẩn bên trong, tại những nơi khó chạm tới, bạn có thể dùng một chiếc cọ lông nhỏ để vệ sinh các góc khuất.

+ Phần cứng (phần phụ kiện gắn vào): Mặc dù vết bẩn tích tụ không thực sự bị ảnh hưởng nhiều đến phần cứng như tuner, ngựa đàn v v…những nó sẽ rất mất thẩm mỹ

=> Cọ sạch với một tấm dẻ lau sạch là tất cả những gì bạn thực sự cần phải làm cho phần cứng guitar của bạn, nhưng bạn cũng có thể sử dụng polish nếu bạn muốn – miễn là nó không bị mài mòn, polish sẽ dễ dàng loại bỏ vết nhờn bẩn mà khăn lau bình thường sẽ không làm được.

+ Gloss đánh bóng đàn không chỉ rất đẹp làm tăng nét thẩm mỹ của cây đàn mà nó còn có ích cho âm thanh thoát ra một cách tốt nhất nhưng có nhược điểm là rất yếu và dễ xước. Chỉ cần một vật cứng nhỏ hay móng tay của chúng ta đập vào cũng có thể làm hỏng lớp gloss này.

Vì vậy bạn nên thường xuyên lau mặt đàn guitar bằng dầu chuyên dụng để bảo vệ mặt đàn và luôn giữ cho mặt đàn được bóng. nếu có điều kiện bạn nên mua dầu chuyên dụng về để đánh bóng cho cây đàn guitar của mình.

Bảo dưỡng dây đàn

Khoảng từ 2 – 3 tháng sau khi chơi đàn, bạn nên thay dây đàn vì theo thời gian những dây đàn có thể xảy ra quá trình ăn mòn dẫn đến han rỉ nếu bạn dùng dây bằng kim loại, hoặc bị nhão nếu bạn dùng dây bằng nilong.

Bạn cũng có thể mua dầu chuyên dụng để lau dây đàn thì dây đàn có thể tăng thêm được tuổi thọ cho dây. Tuy nhiên bạn vẫn nên thay dây khoảng 2 lần/năm là vừa đủ.

Lưu ý: Bạn đừng bao giờ để bộ pickup của cây guitar điện của bạn tiếp xúc với bất cứ cái gì khác ngoài một miếng vải khô hoặc chổi quét bụi. Pickup rất kị với bất kì loại chất lỏng nào, chắc hẳn bạn không muốn mạo hiểm khi để phần điện từ của pickups bị chập vì dính nước.