TẦM QUAN TRỌNG CỦA GỖ LÀM CẦN ĐÀN GUITAR

Ở đây mình sẽ chỉ đề cập đến những loại gỗ thông dụng nhất và đưa ra một vài ý kiến chủ quan của mình trong quá trình tìm chọn mua đàn guitar giúp các bạn (  vì tầm hiểu biết có giới hạn nên mình không tránh khỏi sai sót, nên a e bớt gạch đá một tí, cám ơn). Một số loại mình đưa ra giá là lấy TB những mức giá mình thấy trên mạng nên khi đi thực tê có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức mà mình nói (mình chỉ đưa ra để mọi người tham khảo thôi).

Quan sát gỗ làm đàn bạn biết được tài và tật của cây đàn: độ bền chắc, độ hút ẩm . Bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu với bạn đọc về tầm quan trọng của gỗ chế tạo cần đàn Guitar.

Cấu tạo cần đàn:

Đàn guitar bao gồm rất nhiều phần cấu tạo thành , mỗi phần đảm nhiệm một chức năng riêng. Cần đàn được cấu tạo bởi 2 phần ghép lại với nhau :phần cần mặt sau ( neck ) và phần mặt phím ( fret )

Cần đàn : Thường được làm bởi các loại gỗ cứng , giúp chịu lực căng của dây đàn. Tùy theo loại gỗ làm cần mà có ảnh hưởng tới âm thanh của đàn khác nhau , đối với đàn thùng ( Acoustic và classic) , độ ảnh hưởng này khá nhỏ . Cần đàn acoustic và classic mỗi loại đều có nhiều kích cỡ , cần acoustic thường bé hơn cần Classic.

Mặt phím đàn : Loại gỗ làm mặt phím thường được làm bởi gỗ cứng , trên mặt phím đàn có các thanh kim loại giúp chia vị trí các nốt nhạc trên cần đàn

Các loại gỗ thường dùng để làm cần đàn

Thông thường các loại gỗ để làm cần đàn là các loại gỗ cứng: Gỗ cây dái ngựa (Mahogany), gỗ hồng (Rosewood), Tuyết tùng (Spanish Cedar) và gỗ Phong (Maple). Loại thông dụng nhất để làm cần đàn guitar điện là Phong ( Maple ). Thật sự cái mà chúng ta hay gọi là cần đàn lại bao gồm nhiều bộ phận: cần đàn(neck), phím đàn(frets), đầu đàn(headstock), bộ phận lên giây đàn(tuners), tấm gỗ gắn phím đàn(fretboard). Gỗ chế tạo neck thông thường sẽ khác gỗ dùng chế tạo fretboard. Nói chung Maple dùng cho neck và Rosewood dùng cho fretboard.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA GỖ LÀM CẦN ĐÀN GUITAR

Có rất nhiều yếu tố trong đó có tác động lớn đến sự cộng hưởng âm thanh của đàn guitar:

– Vị trí gỗ trên cây

– Thời điểm thu hoạch gỗ

– Xử lý gỗ

– Loại gỗ nguyên tấm hay gỗ dán

– Thiết kế cần đàn theo từng hãng guitar – Độ hút ẩm – Độ dày và cấu tạo mạch gỗ – Đặc tính gỗ ( cứng, mềm, nhiều dầu ?)

Xử lý gỗ:

Một cây đàn Guitar được xử lý gỗ tốt tất nhiên sẽ có âm thanh hay hơn cây đàn xử lý gỗ không tốt. Do đó, điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu công nghệ xử lý gỗ của từng thương hiệu (Guitar sản xuất đại trà). Với đàn Guitar làm thủ công: nếu thợ làm đàn nổi tiếng thì không cần bận tâm quá nhiều về vấn đề này bởi những cây đàn của người nghệ nhân giỏi sẽ tốt hơn đàn sản xuất đại trà gấp nhiều lần, khâu xử lý gỗ luôn được thợ làm đàn chú trọng.

Bề dầy của gỗ

Độ dày của cần đàn cũng có ảnh hưởng đến giai điệu chung của nhạc cụ vì vai trò cần đàn khá quan trọng. Cần đàn mỏng sẽ cho âm thanh hay hơn, cộng hưởng tốt hơn và dễ chơi hơn đàn Guitar có cần đàn dầy. (Đây là lý do tại sao thiết kế cần đàn là rất quan trọng).

Chất phủ bên ngoài cần đàn

Chất phủ bóng hoặc lớp bảo quản mỏng sẽ giúp đàn có âm thanh tốt hơn. Nói chung nếu cần dàn phủ dầu sẽ làm giảm các tông màu âm thanh đặc trưng của gỗ nếu không được thực hiện bởi một nghệ nhân làm đàn Guitar lành nghề.

Truss Rod

Truss rod là 1 thanh thép lục lăng được đặt nằm giữa cần đàn (neck) & mặt phím (fretboard). Truss Rod có thể giúp bạn chỉnh cần đàn ưỡn lên hoặc võng xuống khi vặn chặt và thả lỏng, nghĩa là action sẽ thấp hoặc cao hơn. Truss Rod tăng cường độ cứng cho cần đàn, giúp cây đàn tránh được vấn đề cong cần. Đa số các loại đàn guitar giá quá rẻ thì không có bộ phận này. Vì vậy lời khuyên là nên mua đàn guitar có truss rod.

Các tài liệu chỉ ra rằng: vị trí của Truss rod được lắp đặt trên cần đàn Guitar sẽ ảnh hưởng đến âm thanh và giai điệu đàn. Nói chung là: nếu cần đàn phải lược bỏ đi rất nhiều gỗ để lắp đặt thanh giàn thì cần đàn càng linh hoạt hơn nhưng độ cộng hưởng cũng giảm, thiết kế đàn cần chọn thợ lành nghề.

Chúc các bạn thành công!